Các sản phẩm hữu cơ nói chung thường đắt hơn so với các sản phẩm thông thường khác bởi những lý do sau đây:
- Nguồn cung thực phẩm hữu cơ bị hạn chế so với nhu cầu tiêu dùng;
- Chi phí sản xuất thực phẩm hữu cơ thường cao hơn do đầu vào lao động lớn hơn trên một đơn vị sản phẩm;
- Xử lý sau thu hoạch với số lượng tương đối nhỏ các thực phẩm hữu cơ dẫn đến chi phí cao hơn do sự phân tách bắt buộc các sản phẩm hữu cơ và thông thường, đặc biệt là khâu chế biến và vận chuyển;
- Việc tiếp thị và phân phối các sản phẩm hữu cơ tương đối không hiệu quả và chi phí cao hơn so khối lượng tương đối nhỏ;
- Vì nhu cầu tiêu dùng thực phẩm và các sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng, việc đổi mới công nghệ và quy mô kinh tế sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, chế biến và phân phối cũng như tiếp thị các sản phẩm hữu cơ;
- Giá cả các thực phẩm hữu cơ không chỉ bao gồm chi phí sản xuất mà còn nhiều khoản khác mà các thực phẩm thông thường không có như:
- Tăng cường và bảo vệ môi trường (và tránh các khoản phí trong tương lai để giảm nhẹ ô nhiễm). Ví dụ như, giá cả các cây công nghiệp hữu cơ cao hơn sẽ bù đắp cho doanh thu thấp trong giai đoạn quay vòng vốn. Đó là điều cần thiết để tăng độ màu mỡ của đất.
- Bảo vệ, chăm sóc vật nuôi với các chuẩn cao hơn;
- Tránh các rủi ro về sức khỏe cho người nông dân do xử ly không đúng thuốc trừ sâu (và tiết kiệm được các chi phí y tế trong tương lai);
- Phát triển nông thôn bằng cách tạo thêm việc làm ở các nông trại và đảm bảo thu nhập công bằng và đầy đủ cho người sản xuất;
- Thực phẩm hữu cơ chưa được chứng nhận;
Ở nhiều nước đang phát triển, có các hệ thống nông nghiệp hữu cơ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nền nông nghiệp hữu cơ nhưng chưa được chính thức chứng nhận. Nông nghiệp hữu cơ phi chứng nhận liên quan đến việc canh tác nông nghiệp hữu cơ theo chủ đích mà không phải theo mặc định. Nó loại trừ các hệ thống không bền vững không sử dụng các đầu vào tổng hợp và làm suy thoái đất trồng vì thiếu các biện pháp canh tác đất.
Rất khó để định lượng được mức độ của các hệ thống nông nghiệp này bởi chúng nằm ngoài các hệ thống chứng nhận và thị trường chính thức. Sản phẩm của những hệ thống này thường được tiêu thụ bởi các hộ gia đình hoặc được bán tại địa phương với giá cả cũng bằng với giá của các loại thực phẩm thông thường khác.
Mặc dù các sản phẩm hữu cơ chưa được chứng nhận này không mang lại ưu thế về giá cả, nhưng một số trường hợp đã được ghi nhận ở những nơi nông nghiệp hữu cơ chưa được chứng nhận đã giúp làm tăng năng suất của toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp của nông trại và tiết kiệm được khi mua bán các đầu vào từ các nguồn bên ngoài.
Ở các nước phát triển, thực phẩm hữu cơ chưa được chứng nhận thường được bán thẳng cho người tiêu dùng thông qua các chương trình hỗ trợ cộng đồng địa phương như chợ nông dân, cửa hàng nông trại... Những chương trình này giúp người nông dân biết chính xác người tiêu dùng muốn gì và tiết kiệm được các chi phí vận chuyển thoogn qua việc vận chuyển sản phẩm đến nhà của họ. Ở những nước này, những sản phẩm hữu cơ chưa được chứng nhận thường có giá cao hơn so với các thực phẩm thông thường khác, phù hợp với múc tiêu dùng cụ thể của người người tiêu dùng.
Nguồn: Nông nghiệp hữu cơ Miền Bắc
(Trích từ nguồn: Ifoam-eu.org
Dịch: Lê Loan)